Khu di tích lịch sử cấp thành phố miếu chùa Dâu tại xã Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo
Miếu - Chùa Dâu là những công trình kiến trúc cổ, do chính tay các dòng họ địa phương xây dựng lên để tôn thờ vị công thần triều vua Lý Anh Tông, có công đánh giặc bảo vệ bờ cõi nước Đại Việt trong thế kỷ 12.
Chùa, miếu Dâu thờ Đức Bạt Hải Đại Vương có vị trí tọa lạc ban đầu ở “Ngổ Rộc”, mé Đông Bắc làng.
Đến năm Triệu Trị thứ nhất (1880) do thiên nhiên tàn phá nặng nề, dân làng làm hai ngôi miếu thờ như hiện nay, thuộc khu Tây Bắc làng Dâu, rước linh vị Đức Thành Hoàng về thờ.
+ Ngôi miếu đường thôn Dâu kết cấu kiểu chữ Đinh (J) bao gồm: 5 gian tiền đường, 3 gian ống muống, hậu cung. Kết cấu vì nóc kiểu: Giá chiêng và thượng cốn, hạ vì: Hai trái bồ câu của hai vì bên của tòa tiền đường đã được phục chế, để trả lại dáng vẻ cũ “Chéo đao tầu góc”. Bộ khung của toàn bộ kiến trúc được làm hoàn toàn bằng gỗ lim, với kỹ thuật lắp ráp bằng mộng thắt hoàn chỉnh. Trên những bộ phận chính của kiến trúc như kẻ, bảy, xà thượng…của di tích còn bảo lưu được khá nhiều tiêu bản trang trí điêu khắc gỗ có giá trị mang đề tài: Tứ Linh, Tứ Quý, Cá Chép Hóa Rồng, Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Đặc biệt nổi bật trong trang trí trên kiến trúc có: 3 mảng cửa võng liên kết giữa các vì, cột ở tòa tiền đường: Lộng lẫy sắc hoàng kim, sinh động qua kỹ thuật đục, chạm thủng đề tài: Tứ Quý, Mai Điểu, Tứ Linh…
Mang Niên đại nghệ thuật Nguyễn (cuối thế kỷ 19)
+ Ngôi chùa cổ thôn Dâu (nằm sát vị trí ngôi miếu) có tên Dương Quang Tự, kiến trúc kiểu chữ Đinh (J) gồm 3 gian tiền, 2 gian ống muống hậu cung.
Cả Miếu và chùa Dâu cùng quay hướng Nam, trong không gian thoáng mát, có diện tích sân vườn cây xanh bao phủ, đầy đủ điều kiện diện tích đất đai để nhân dân củng cố lối ra vào di tích, phục dựng lại kiến trúc cổng tam quan cũ của khu di tích bị phá hủy trong chiến tranh vừa qua.
Nhìn chung di tích Miếu – chùa Dâu xã Giang Biên còn lưu giữ, bảo quản được nhiều di vật có giá trị, mang niên đại nghệ thuật Nguyễn, thế kỷ 19. Cụ thể như sau:
+ Sập đá: 01 chiếc – Kích thước: Cao 60, rộng 170, ngang: 130 cm. Kiểu chân quỳ dạ cá, dùng để bày đồ lễ tự của di tích.
+ Bia đá: Hậu thần bia ký, niên hiệu Gia Long nguyên niên 1802. Kích thước: Cao 155, diền hoa văn: 3,5 cm
- 01 chiếc: cao 0,70 cm
- Chuông: Đường kính miệng 0,33 cm (niên đại Nguyễn)
- Bát hương đồng: 01 chiếc
- Chóe mộc dục (tắm tượng): 01 đôi
- Bát hương gốm sứ: 02 chiếc
+ Khám, tượng thần hoàng
+ Kiệu bát cống: 01 bộ
+ Long đình: 01 chiếc, cao 1,55 cm
+ Đại tự: 03 chiếc
+ Cuốn thư: 01 chiếc
+ Câu đối cổ: 01 đôi
+ Bát biển: 1 boọ 8 cây
Cùng một số lớn đồ gỗ, vải, sứ, gốm do nhân dân cúng tiến vào di tích. Di vật cổ: Chùa Dương Quan Tự
Tượng các loại: 11 pho – Gồm các pho bộ Tam Thế, bộ Di Đà Tam Tôn, Quan Âm chuẩn đề. Nam Tào, Bắc Đẩu. Tượng Mẫu Đức Ông. Tượng Phật: Chùa Dương Quang Tự hiện trạng bảo quản tốt, mỹ thuật đẹp, niên đại Nguyễn
Các di vật khác:
- Bia đá: 3 chiếc – Trùng tu Dương Quang Tự, niên hiệu: Bảo Đại (1937)
- 2 chiếc bia đá khác, khắc tên các tín chủ, du khách thập phương có công đóng góp, xây dựng di tích miếu chùa thôn Dâu.



Phía ngoài của khu di tích Miếu chùa Dâu