image banner
Năm 2023 đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số
thông báo khắc phục hậu quả bão số 3
Lượt xem: 8
UBND xã Giang Biên thông báo các biện pháp khắc phục hậu quả bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (YAGI), từ ngày 6/9/2024 đến ngày 7/9/2024 gây mưa lớn kèm theo gió giật đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trồng trọt trên địa bàn xã. Theo kết quả kiểm tra của cán bộ khuyến nông cùng Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp xã cho thấy: trên diện tích lúa Mùa một số diện tích lúa sớm ở giai đoạn đã trỗ bông không có khả năng vào hạt; còn lại đa phần diện tích lúa đang làm đòng-đòng gẫy gập, rách lá; diện tích lúa đang phân hóa đòng- bộ lá đòng bị rách, dập nát, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, sinh trưởng phát triển của cây lúa và có nguy cơ mất mùa. Đối với diện tích rau màu ảnh hưởng nặng do ngập lụt, dập nát, sập đổ giàn, đứt rễ, chết cây. Đối với diện tích cây ăn quả, hoa cây cảnh bị đổ gẫy, bung gốc, rụng quả, lá dập nát; đặc biệt, toàn bộ diện tích chuối bị đổ gẫy ngang thân không cho thu hoạch. Trước tình hình trên UBND xã yêu cầu Ban nông nghiệp xã các thôn dân cư và nhân dân thực hiện tốt một số biện pháp cụ thể như sau:

  1. Ban Chỉ đạo sản xuất nông nghiệp xã 

phối hợp với công ty khai thác công trình thuỷ lợi huyện kiểm tra đồng ruộng và mực nước thuỷ chiều chủ động tiêu nức kịp thời để tránh ngập úng dài ngày làm ảnh hưởng nặng đến năng suất lúa vụ mùa 2024.

 Phối hợp với Cán bộ khuyến nông chủ động xây dựng các thông báo các biện pháp kỹ thuật trong nông nghiệp để tham mưu cho UBND xã chỉ đạo kịp thời.

2. Các thôn dân cư và nhân dân

Đối với lúa bị ngập nước: 

Chủ động kiểm tra đồng ruộng, khơi thông dòng chảy Mương thoát nước điều chỉnh mực nước tiêu thoát đảm bảo cho cây lúa không bị rạp trên mặt nước, để lúa trỗ bông, làm hạt được tốt và đảm bảo công tác bảo vệ thực vật. Té nước rửa lá để không bị rong rêu, bùn đất bám trên bề mặt lá, tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa quang hợp.

Dựng, buộc lại những diện tích lúa sau trỗ đến ngậm sữa bị đổ (buộc từ 3-4 khóm/cụm). Chủ động bám sát đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh Bạc lá-Đốm sọc vi khuẩn, sâu đục thân hai chấm, rầy nâu, râỳ lưng trắng…(Đặc biệt phải lưu ý tại những ruộng lúa bị đổ) để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Đối với bệnh Bạc lá - Đốm sọc vi khuẩn: tuyệt đối không chăm bón bổ sung các loại phân bón có đạm, thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón qua lá để nuôi đòng, nuôi hạt. Có thể sử dụng một số loại thuốc như: Totan 200WP, Lobo 8WP, Staner 20WP, Kasumin 2L, Ychatot 900SP… để phòng trừ kịp thời sau mưa giông.

 

3. Đối với cây rau màu

Khơi thông mương máng, rãnh thoát nước trên đồng ruộng. Dọn sạch tàn dư thực vật, thân lá bị dập, nát do mưa bão; Khi đất khô ráo cần xới xáo phá váng ngay, kết hợp bón bổ sung phân lân, NPK, phun phân bón lá, các chế phẩm vi lượng như chế phẩm KH, Pennac P,… cho cây nhanh phục hồi.

Với ruộng ngập thời gian ngắn và cây rau còn nhỏ có khả năng phục hồi cần phun các loại thuốc phòng trừ nấm hại cho cây.

Đối với những diện tích bị ảnh hưởng nặng, không có khả năng cho thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng, chủ động làm đất (xới xáo, phơi đất) gieo trồng lại những loại rau ngắn ngày, rau ưa nước để cung cấp rau nhanh cho thị trường.

4. Đối với cây lâu năm, cây ăn quả, cây cảnh

Đối với vườn cây ngập úng cần khẩn trương đào rãnh, khơi thông dòng chảy, bơm rút nước.

Đối với những vườn cây đã rút nước cần tập trung xới nhẹ, phá váng lớp đất mặt (vùng tán cây) giúp đất thông thoáng, khắc phục tổn thương và tái sinh rễ mới.

Đối với những vườn cây đang đậu quả non hoặc quả trong giai đoạn phát triển: phun bổ sung phân bón có chứa Fe (Sắt), Bo (Bo), Ca (Canxi), Cu (Đồng), Zn (Kẽm)…tránh hiện tượng nứt, rụng quả. 

Theo dõi thường xuyên vườn cây kịp thời phát hiện bệnh hại rễ do nấm gây ra và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Cây bị long gốc cần dậm chặt đất, vun gốc, sau đó có thể tưới thuốc trừ nấm hoặc các chế phẩm sinh học nấm đối kháng.  

Khi bộ rễ cây đã phục hồi, tiến hành bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng, phun phân bón lá (hạn chế sử dụng phân bón hóa học) để tăng khả năng phục hồi của cây.

Với diện tích có cây bị nghiêng, gẫy cành do gió bão, tiến hành dọn và cắt bỏ những cành gẫy, bôi keo liền sẹo hoặc nước vôi pha loãng lên vết căt, dựng lại và chống bằng cọc gỗ hoặc tre/dây thừng và bồi thêm đất vào gốc cây, kết hợp đào rãnh thoát nước cho vườn.

Trên đây là nội dung thông báo về việc khắc phục ảnh hưởng, thiệt hại sau bão số 3 (YAGI) năm 2024. UBND xã yêu cầu BCĐ SXNN xã các thôn dân cư và nhân dân tổ chức thực hiện tốt nội dung trong thông báo./. 

btvxagiangbien
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tin mới